Firebase là gì? Giải pháp lập trình IoT không cần Backend từ Google

Nội dung chính bao gồm:

  1. Firebase là gì?
  2. Lịch sử phát triển Firebase
  3. Cách thức hoạt động của Firebase là gì?
  4. Loại ứng dụng nào có thể được phát triển với Firebase?
  5. Giá dịch vụ Firebase
  6. Hướng dẫn sử dụng khởi tạo Realtime Database và kết nối với Node-RED hướng đến lập trình IoT cho vi điều khiển

1. Firebase là gì?

Firebase là một nền tảng để phát triển ứng dụng di động và trang web, bao gồm các API đơn giản và mạnh mẽ mà không cần backend hay server.

Firebase là dịch vụ cơ sở dữ liệu hoạt động trên nền tảng đám mây – cloud. Kèm theo đó là hệ thống máy chủ cực kỳ mạnh mẽ của Google. Chức năng chính là giúp người dùng lập trình ứng dụng bằng cách đơn giản hóa các thao tác với cơ sở dữ liệu. Cụ thể là những giao diện lập trình ứng dụng API đơn giản. Mục đích nhằm tăng số lượng người dùng và thu lại nhiều lợi nhuận hơn. Đặc biệt, còn là dịch vụ đa năng và bảo mật cực tốt. Firebase hỗ trợ cả hai nền tảng Android và IOS.

Firebase cũng cung cấp danh sách đầy đủ các sản phẩm để hỗ trợ các Developer trong quá trình phát triển. Hai tùy chọn cơ sở dữ liệu là Firestore và Realtime Database của Firebase. Tương tự như vậy, Firebase cho phép bạn thực hiện lưu trữ Cloud Media dễ dàng. Nó cũng cho phép phát triển ứng dụng không cần máy chủ thông qua việc tích hợp Cloud Functions.

2. Lịch sử phát triển Firebase

Gần một thập niên trước, Firebase ra đời với tiền thân là Envolve. Đây là một nền tảng đơn giản chuyên cung cấp những API cần thiết để tích hợp tính năng chat vào trang web. Bên cạnh ứng dụng nhắn tin trực tuyến, Envolve còn được người dùng sử dụng để truyền và đồng bộ hóa dữ liệu cho những ứng dụng khác như các trò chơi trực tuyến,… Do đó, các nhà sáng lập đã tách biệt hệ thống nhắn tin trực tuyến và đồng bộ dữ liệu thời gian thực thành hai phần riêng biệt.

Trên cơ sở đó, năm 2012, Firebase ra đời với sản phẩm cung cấp là dịch vụ Backend-as-a-Service. Tiếp đến, vào năm 2014, Google mua lại Firebase và phát triển nó thành một dịch vụ đa chức năng được hàng triệu người sử dụng cho đến hiện nay.

3. Cách thức hoạt động của Firebase là gì?

a. Firebase Realtime Database

Khi đăng ký một tài khoản trên Firebase để tạo ứng dụng, bạn đã có một cơ sở dữ liệu thời gian thực. Dữ liệu bạn nhận được dưới dạng JSON. Đồng thời nó cũng luôn được đồng bộ thời gian thực đến mọi kết nối client.

Đối với các ứng dụng đa nền tảng, tất cả các client đều sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu. Nó được tự động cập nhật dữ liệu mới nhất bất cứ khi nào các lập trình viên phát triển ứng dụng. Cuối cùng, tất cả các dữ liệu này được truyền qua kết nối an toàn SSL có bảo mật với chứng nhận 2048 bit.

Trong trường hợp bị mất mạng, dữ liệu được lưu lại ở local. Vì thế khi có mọi sự thay đổi nào đều được tự động cập nhật lên Server của Firebase. Bên cạnh đó, đối với các dữ liệu ở local cũ hơn với Server thì cũng tự động cập nhật để được dữ liệu mới nhất.

b. Freebase Authentication

Hoạt động nổi bật của Firebase là xây dựng các bước xác thực người dùng bằng Email, Facebook, Twitter, GitHub, Google. Đồng thời cũng xác thực nặc danh cho các ứng dụng. Hoạt động xác thực có thể giúp thông tin cá nhân của người sử dụng được an toàn và đảm bảo không bị đánh cắp tài khoản.

c. Firebase Hosting

Cách thức hoạt động cuối cùng của Firebase được đề cập trong bài viết này là cung cấp các hosting. Hosting được phân phối qua tiêu chuẩn công nghệ bảo mật SSL

4. Loại ứng dụng nào có thể được phát triển với Firebase?

Firebase là một nền tảng khá toàn diện và linh hoạt. Nó cho phép người dùng phát triển các loại ứng dụng sau:

  • iOS.
  • Android.
  • Web.

5. Giá dịch vụ Firebase

Firebase cung cấp gói dịch vụ miễn phí và dựa trên mức sử dụng cho người dùng. Nó cũng có gói trả phí nhưng không có giá cố định và thống nhất.

Gói được cung cấp miễn phí là Spark, với 10 GB lưu trữ, SSL, nhiều trang Web, tên miền tùy chỉnh và một số dịch vụ khác. Nó có một số tính năng hữu ích như Firebase ML, Cơ sở dữ liệu thời gian thực, Cloud Firestore và Test Lab. 

Gói Blaze là gói trả phí khi bạn sử dụng, có mô hình định giá linh hoạt. Nó đi kèm với tất cả các tính năng của gói Spark cùng với một số tính năng bổ sung để cải thiện trải nghiệm phát triển. Tôi đang sử dụng gói này với giáả 0,026 USD / GB cho lưu trữ và tương tự cho mỗi GB dung lượng. 

6. Hướng dẫn sử dụng khởi tạo Realtime Database và kết nối với Node-RED

Chi tiết ở link video sau các bạn nhé!

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.