Danh mục các tài liệu được chia sẽ (cập nhật ngày 07/04/2023)

  • 1. Sách học về điện tử cơ bản
  • 2. Sách học về Arduino
  • 3. Sách học về lập trình C
  • 4. Sách học về thiết kế mạch (Lib, Sch, PCB, RF, Highspeed, EMC)
  • 5. Một số trang web tìm kiếm thư viện, 3D, mạch mẫu
  • 6. Trang web tìm linh kiện muốn mua trên nhiều kênh phân phối
  • 7. Các bước cơ bản đầu tiên khi lên thiết kế mạch PCB (Phần chọn linh kiện)
  • 8. Sách tham khảo về VĐK PIC
  • 9. Tổng hợp bộ video học thiết kế mạch A-Z (step by step)
  • 10. Hướng dẫn các bước xuất file ủi mạch và làm mạch thủ công trên Altium 21

1. Sách học về điện tử cơ bản

[SÁCH PHẦN 1] Tổng hợp một số tài liệu học về điện tử cơ bản khá hay, tuy là bằng tiếng Anh nhưng với những hình ảnh minh họa và ngôn từ đơn giản hay gặp với các bạn sinh viên nên cũng sẽ rất dễ tiếp cận. Không chỉ giúp các bạn nắm hơn về điện tử cơ bản mà các bạn còn được luyện và trau dồi thêm vốn từ tiếng Anh chuyên ngành khá dễ dàng.

[SÁCH PHẦN 2] Cuốn sách gối đầu giường cho các bạn PCB Designer đi từ cơ bản nhất đến chuyên sâu trong các vấn đề thiết kế mạch PCB. Đó chính là cuốn “Printed Circuits Handbook – sixth editor” của Malestrom gồm 67 chương.

Link sách (Google Drive)

2. Sách học về Arduino

[SÁCH PHẦN 3] Tổng hợp 14 cuốn sách học làm dự án với Arduino từ cơ bản nhất đến nâng cao, bao gồm trong đó có các cuốn về linh kiện điện tử cơ bản và các cảm biến thường dùng. Mình đã tổng hợp lại và chia sẽ đến các bạn theo link Google Drive bên dưới nhé!

Link 14 cuốn sách (Google Drive)

3. Sách học về lập trình C

[SÁCH PHẦN 4] Chia sẽ các bạn 5 bộ sách gối đầu về học lập trình C/C++ đi từ cơ bản nhất đi lên. Đây cũng là tài liệu chính phục vụ giảng dạy cho các khóa liên quan đến lập trình C và C++ đặc biệt là khóa lập trình C cho PIC tại Elec2PCB.com.

Link 5 cuốn sách (Google Drive)

4. Sách học về thiết kế mạch (Lib, Sch, PCB, RF, Highspeed, EMC)

* Thiết kế mạch tốc độ cao (highspeed for PCB Design)

Link tài liệu (Google Drive)

5. Một số trang web tìm kiếm thư viện, 3D, mạch mẫu

* 4 TRANG WEB TÌM KIẾM THƯ VIỆN BAO GỒM DATASHEET, THƯ VIỆN SCH/PCB VÀ 3D.

Khuyến nghị! Các bạn nên tham khảo và có thể chỉnh lại một chút cho đồng nhất với chuẩn thiết kế mà các bạn đang theo nha!

https://www.ultralibrarian.com/

https://componentsearchengine.com/

https://octopart.com/

https://www.snapeda.com/

* 2 trang tìm 3D cho thư viện của các bạn bao gồm:

https://www.3dcontentcentral.com/

https://grabcad.com/library

* 4 trang cung cấp các thiết kế phần cứng mã nguồn mở, bao gồm:

https://www.dfrobot.com/

https://www.openhardware.io/explore

https://www.adafruit.com/categories

https://www.sparkfun.com/

6. Trang web tìm linh kiện muốn mua trên nhiều kênh phân phối

Nhiều khi linh kiện bạn muốn mua trên Digikey hết hàng, nhưng bạn vẫn có thể tìm được nơi bán khác thông qua trang web tìm kiếm linh kiện này

https://octopart.com/

7. Các bước cơ bản đầu tiên khi lên thiết kế mạch PCB (Phần chọn linh kiện)

[Dành cho người mới bắt đầu thiết kế mạch]

Các bước cơ bản đầu tiên bạn cần nắm khi lên thiết kế PCB một mạch nào đó (tập trung vào vấn đề tìm linh kiện).

Giả sử rằng bạn đang có một mạch nguyên lý và cần lên layout cho mạch đó để gia công ra bo mạch PCB và đóng chip, với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về vẽ mạch PCB những bước sau sẽ là cần thiết với bạn.

Bước 1: Xác định thông số của linh kiện

Với mạch nguyên lý đang có sẵn trên tay, bạn cần xem xét kỹ giá trị các thông số cần phải có của linh kiện để lựa chọn linh kiện cho đúng. Ví dụ với tụ thì chủng loại, điện dung, điện áp, đóng gói, sai số (tụ ceramic 470pF 35V 0603 5%).

Bước 2: Xác định khả năng mua được linh kiện

Sau khi đã chọn được linh kiện, thì bước tiếp theo là tìm nơi mua được linh kiện, nếu không mua được thì cần chọn lại linh kiện với giá trị khác cho phép. Trong nước thì các bạn tìm các trang bán linh kiện để kiểm tra còn hàng không? Ngoài nước thì mình hay vào trang https://www.digikey.com/ để tìm linh kiện mà mình cần. Nếu linh kiện mà mình tìm hết hàng hoặc mình muốn so sánh giá ở các trang khác thì vào trang https://octopart.com/

Bước 3: Xác định dạng đóng gói của linh kiện để thiết kế

Khi đã chắc chắc linh kiện nào được dùng, cùng với dạng đóng gói (footprint) bạn có thể tự tạo hoặc tải thư viện để thiết kế. Một số thư viện mà bạn tải về chưa có 3D thì theo dạng đóng gói của linh kiện để kiếm 3D bổ sung cho nó. Như vậy là cần xác định cho được dạng đóng gói của linh kiện để thiết kế hoặc tìm footprint và 3D. Ta sẽ hay bắt gặp kiểu như thế này Package / Case: 0603 (1608 Metric) hoặc Package / Case: TO-261-4, TO-261AA v.v..

Bước 4: Part Number hoặc Manufacturer Product Number

Một linh kiện được sản xuất bởi nhà sản xuất thì sẽ có một mã Manufacturer Product Number bởi nhà sản xuất, và khi được bán ở kênh bán hàng nào đó thì sẽ có thêm một vài mã Part Number ở nơi bán nữa (tùy theo cách thức đóng hàng của linh kiện như là dạng cuộn, dạng cắt từng linh kiện được, hay cả hai). Ví dụ:

*Digi-Key Part Number:

497-STM32F103RCT7TR-ND – Tape & Reel (TR)

497-STM32F103RCT7CT-ND – Cut Tape (CT)

497-STM32F103RCT7DKR-ND – Digi-Reel®

*Manufacturer Product Number:

STM32F103RCT7TR

Part Number hoặc Manufacturer Product Number hay được dùng để lên đơn hàng cần mua hoặc để tìm kiếm thư viện hay datasheet.

8. Sách tham khảo về VĐK PIC

Link tải sách: Google Drive

9. Tổng hợp bộ video học thiết kế mạch A-Z

Link tải: tại đây

10. Hướng dẫn các bước xuất file ủi mạch và làm mạch thủ công trên Altium 21

Link hướng dẫn ở đây các bạn nhé: Link

Chúc các bạn học tập vui vẻ nhé! Link bài này sẽ còn tiếp tục cập nhật các tài liệu mới nữa các bạn nhé!