Hai điểm khác nhau cơ bản trong ngắt của vi điều khiển PIC và 8051

Hai điểm khác nhau cơ bản trong ngắt của PIC và 8051

1. PIC chỉ có một mức ngắt, trong khi 8051 có hai mức ngắt (ngắt trong ngắt). Nghĩa là trong vi điều khiển PIC16F887, khi một ngắt được phục vụ, bit GIE tự động xóa do vậy sẽ không có cơ hội cho ngắt khác xảy ra trong lúc đang thực thi chương trình của ngắt hiện tại (khác với họ 8051 thì có ngắt xảy ra trong ngắt nếu ngắt mới có mức ưu tiên cao hơn, nếu hai ngắt cùng xảy ra đồng thời thì chuỗi vòng cố định sẽ xác định ngắt nào được phục vụ trước theo thứ tự: ngắt ngoài 0, timer 0, ngắt ngoài 1, timer 1, uart, timer 2).



2. PIC chỉ có một vector ngắt, trong khi 8051 có 7 vector ngắt. Điều này có nghĩa là, trong PIC có nhiều nguồn ngắt nhưng chỉ có mỗi 1 vector ngắt tại địa chỉ 0004H, tức là cho dù ngắt nào xảy ra đi nữa, PC cũng chỉ sẽ nhảy đến địa chỉ 0004H để thực hiện câu lệnh tiếp theo. Do vậy để thực hiện đúng chương trình phục vụ ngắt của ngắt đang gọi thì cần phải có vòng quét (polling) kiểm tra các cờ trạng thái ngắt (interrupt flag), cờ nào đang bằng 1 thì nghĩa là ngắt đó đang xảy ra, và nhớ là cờ này phải xóa bằng phần mềm trước khi một yêu cầu ngắt tiếp theo được gọi.

Mẹo quản lý thư mục tài liệu và video trong các khóa học tại Elec2PCb.com

  1. Bạn có thể vào thư mục Shared with me theo đường link này trong tài khoản Gmail mà bạn đã đăng ký học nhé! Nếu máy tính đang dùng nhiều tài khoản Gmail thì phải xác định xem có đúng tài khoản đang dùng là tài khoản đăng ký không nha! Bạn cũng có thể sắp xếp theo thứ tự tăng dần theo tên thư mục để dễ tiến hành học theo số thứ tự 01,02 v.v.. mà mình đã cố tình đánh vào nha!
  1. Bạn có thể gắn sao “Starred” và thêm màu để phân loại từng khóa học (nếu bạn mua nhiều khóa học), và khi đó thay vì vào mục Shared with me, bạn vào mục Starred nha!
  1. Gần như 95% số video và 100% tài liệu các bạn có thể tải về được, tuy nhiên khi bạn tải về máy tính cả thư mục trên Drive để học thì 5% video còn lại sẽ không tải được và hệ thống cũng không báo cho bạn biết là còn video chưa tải về. Do đó bạn hãy kiểm soát số video tải về và so sánh với số video có ghi ở trong mỗi thư mục nhé! Ví dụ thư mục ghi có 20 video mà bạn tải về có 18 thì có nghĩa là 2 video còn lại bạn cần xem online trên web nha!
  1. Bạn có thể xem thêm bài viết “Hướng dẫn truy cập và sử dụng” ở đây nhé!
  1. Trong quá trình học nếu bạn cảm thấy vướng mắc ở chỗ nào bạn có hỏi mình nha!

Một lần nữa xin cảm ơn các bạn đã tin tưởng và theo học các khóa học tại Elec2PCB.com nhé!

Hướng dẫn các bước xuất file ủi và làm mạch thủ công trên Altium 21

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn từng bước xuất file in để ủi và làm mạch thủ công trên Altium 21

Trước khi đến với các bước thì các bạn có thể lưu ý:

1. Nếu các bạn muốn xuất Gerber để gửi nhà máy gia công mạch thì các bạn làm theo video này nhé! Link video

2. Nếu các bạn muốn xem quy trình ủi và làm mạch thủ công thì xem video này nhé! Link video

Bây giờ là các bước làm nhé! Nó sẽ khác với các bản Altium 16 và 18 trước đây trong khóa học của chúng ta đã học đó nha:

Bước 1: Mở file PCB lên và vào File -> Print

Bước 2: Tại thẻ General các bạn lựa chọn máy in ảo tạo ra file pdf hoặc có thể chọn máy in thật để in ra giấy bóng (là loại giấy dùng để in mạch lên và sau này dùng bàn ủi ủi dính lên mặt đồng), các bạn nhớ chọn Momo để chỉ hiện hai mức là trắng và đen thôi nhé! Và điều quan trọng nhất nhớ chọn tỷ lệ scale là 100% nha! Chứ không in ra sẽ không khớp với kích thước thật đâu đó!

Bước 3: Tại thẻ Pages, các bạn tick vào Show holes để hiện lỗ khoan, nhờ nó mà mũi khoan khi khoan sẽ không bị trượt đó các bạn! Tiếp đến là tại nút Edit layers, là nơi mà chúng ta sẽ chọn chỉ in những layer nào. Trong trường hợp vẽ mạch một lớp chúng ta chỉ cần chọn bottom (là layer các bạn đã đi dây) và keep-out layer (là layer thể hiện đường cắt bo mạch) thôi nha!

Bước 4: Ta…da…. vậy là chúng ta đã có file in mạch dùng cho ủi mạch thủ công rồi đó nha! Và nếu các bạn muốn biết thêm về quy trình làm mạch thủ công như thế nào thì hãy xem video sau nhé! Link video

Cảm ơn các bạn đã bài viết và mời các bạn tiếp tục theo dõi các bài viết mới tại Elec2PCb.com nhé!

Sự khác biệt giữa tốc độ bit (bit rate) và tốc độ truyền (baud rate)

Tốc độ bit và tốc độ Baud, hai thuật ngữ này thường được sử dụng trong giao tiếp dữ liệu. Tốc độ bit chỉ đơn giản là số bit (tức là 0 và 1) được truyền trong mỗi đơn vị thời gian. Trong khi tốc độ Baud là số đơn vị tín hiệu được truyền trên mỗi đơn vị thời gian cần thiết để biểu diễn các bit đó.

Hình mô tả mối quan hệ giữa bit rate và baud rate

Theo như hình trên thì trong 1 giây, hình phải và trái đều có 10 sự thay đổi về tín hiệu. Nên tốc độ baud của cả hai hình là 10. Trong khi về tốc độ bit, vì hình trái biểu diễn mỗi bit cho mỗi tín hiệu nên có 10 bit được truyền đi trong một giây, do đó tốc độ bit (bit rate) của hình trái là 10bps. Tương tự với hình phải, mỗi tín hiệu được biểu diễn bằng 2 bit, nên tổng cộng có 20 bit được truyền đi trong 1 giây, do đó tốc độ bit (bit rate) cho hình phải là 20 bps các bạn nha! Đến đây thì các bạn một phần nào đã hiểu sự khác nhau của chúng rồi phải không nào!

Như vậy, nếu dùng 1 bit biểu diễn cho một tín hiệu nhị phân 0 hoặc 1, thì lúc này tốc độ truyền tin (Baud rate) đúng bằng tốc độ truyền bit (bit rate). Và điều này chúng ta thường thấy trong các bộ USART của VĐK như PIC đó các bạn.

Chúng ta cũng có thể rút ra được công thức cho mối quan hệ giữa bit rate và baud rate là:

Tốc độ bit = tốc độ baud x số bit trên mỗi baud

Nếu chúng ta nói về hiệu quả của máy tính, tốc độ bit là quan trọng hơn, nơi mà chúng ta muốn biết phải mất bao lâu để xử lý từng mẩu thông tin. Nhưng khi chúng ta quan tâm nhiều hơn về cách dữ liệu đó được di chuyển từ nơi này sang nơi khác, chúng ta sẽ nhấn mạnh vào tốc độ truyền. Càng ít tín hiệu yêu cầu, hệ thống càng hiệu quả và băng thông cần thiết để truyền nhiều bit hơn.

Biểu đồ so sánh

Cơ sở để so sánhTốc độ bitTốc độ truyền
Căn bảnTốc độ bit là số bit trên giây.Tốc độ truyền là số đơn vị tín hiệu mỗi giây.
Ý nghĩaNó xác định số lượng bit đi mỗi giây.Nó xác định số lần thay đổi trạng thái của tín hiệu.
Xác định băng thôngKhông thể xác định băng thông.Nó có thể xác định bao nhiêu băng thông được yêu cầu để gửi tín hiệu.
Phương trìnhTốc độ bit = tốc độ baud x số bit trên mỗi đơn vị tín hiệuTốc độ truyền = tốc độ bit / số bit trên mỗi đơn vị tín hiệu
Bảng so sánh một số yếu tố giữa tốc độ bit và tốc độ truyền

Định nghĩa về tốc độ bit

Tốc độ bit có thể được định nghĩa là số lượng khoảng thời gian bit mỗi giây. Và khoảng thời gian bit được gọi là thời gian cần thiết để chuyển một bit đơn. Nói một cách đơn giản hơn, tốc độ bit là số bit được gửi trong một giây, thường được biểu thị bằng bit trên giây (bps). Ví dụ: kilobits mỗi giây (Kbps), Megabits mỗi giây (Mbps), Gigabits mỗi giây (Gbps), v.v.

Định nghĩa tốc độ Baud

Tốc độ truyền được thể hiện bằng số lần tín hiệu có thể thay đổi trên đường truyền mỗi giây. Thông thường, đường truyền chỉ sử dụng hai trạng thái tín hiệu và làm cho tốc độ truyền bằng với số bit trên giây có thể được truyền.

Sự khác biệt chính giữa Tốc độ bit và Tốc độ truyền

  1. Tốc độ bit là số bit (0 và 1 giây) được truyền mỗi giây.
    Mặt khác, tốc độ Baud là số lần tín hiệu truyền đi bao gồm các bit.
  2. Tốc độ truyền có thể xác định băng thông của kênh hoặc lượng cần thiết để gửi tín hiệu trong khi thông qua tốc độ Bit thì không thể.
  3. Tốc độ bit có thể được biểu thị bằng phương trình đã cho:
    Tốc độ bit = tốc độ truyền x số lượng bit trên mỗi đơn vị tín hiệu
    Ngược lại tốc độ Baud được biểu thị trong phương trình đã cho:
    Tốc độ truyền = tốc độ bit / số bit trên mỗi đơn vị tín hiệu

Phần kết luận

Tốc độ bit và tốc độ Baud, cả hai thuật ngữ được sử dụng theo cùng một cách để kiểm tra tốc độ của dữ liệu. Nhưng, tốc độ Bit được sử dụng khi chúng ta muốn biết số bit được truyền trên một đơn vị thời gian trong khi tốc độ Baud được sử dụng khi chúng ta muốn biết số lượng đơn vị tín hiệu được truyền trên mỗi đơn vị thời gian.

Vấn đề dòng rò trong tụ điện

Câu hỏi quan tâm đến: What is Capacitor Leakage Current and How to Reduce It?

Hình: Mô tả dòng rò có trong tụ điện.

Các bạn đã từng thắc mắc là vì sao tụ điện sạc đầy lâu ngày không dùng lại bị “cạn” mặc dù đã tháo rời ra khỏi mạch hay chưa? Đó là bởi vì hai bản cực của tụ điện không phải lúc nào cũng được cách ly (insulator) hoàn toàn tốt, do đó nó sẽ có dòng rò (Leakage Current) giữa hai bản cực của tụ điện, dần dần làm cho tụ bị cạn điện tích được nạp trước đó. Bởi vậy trong quá trình lựa chọn tụ điện, các bạn nhớ để ý thông số “insulator resistance” nhé! Tụ điện có thông số resistance càng cao thì dòng rò càng bé, thường ở nA (nano Ampe). Thông số “Insulator resistance” sẽ phụ thuộc theo vật liệu chế tạo của tụ. Ngoài ra dòng rò này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:

  • Dielectric Layer
  • Ambient Temperature
  • Storing Temperature
  • Applied Voltage

Chi tiết mời các bạn tham khảo bài viết sau nhé:

https://circuitdigest.com/tutorial/what-is-capacitor-leakage-current-and-how-to-reduce-it

Firebase là gì? Giải pháp lập trình IoT không cần Backend từ Google

Nội dung chính bao gồm:

  1. Firebase là gì?
  2. Lịch sử phát triển Firebase
  3. Cách thức hoạt động của Firebase là gì?
  4. Loại ứng dụng nào có thể được phát triển với Firebase?
  5. Giá dịch vụ Firebase
  6. Hướng dẫn sử dụng khởi tạo Realtime Database và kết nối với Node-RED hướng đến lập trình IoT cho vi điều khiển

1. Firebase là gì?

Firebase là một nền tảng để phát triển ứng dụng di động và trang web, bao gồm các API đơn giản và mạnh mẽ mà không cần backend hay server.

Firebase là dịch vụ cơ sở dữ liệu hoạt động trên nền tảng đám mây – cloud. Kèm theo đó là hệ thống máy chủ cực kỳ mạnh mẽ của Google. Chức năng chính là giúp người dùng lập trình ứng dụng bằng cách đơn giản hóa các thao tác với cơ sở dữ liệu. Cụ thể là những giao diện lập trình ứng dụng API đơn giản. Mục đích nhằm tăng số lượng người dùng và thu lại nhiều lợi nhuận hơn. Đặc biệt, còn là dịch vụ đa năng và bảo mật cực tốt. Firebase hỗ trợ cả hai nền tảng Android và IOS.

Firebase cũng cung cấp danh sách đầy đủ các sản phẩm để hỗ trợ các Developer trong quá trình phát triển. Hai tùy chọn cơ sở dữ liệu là Firestore và Realtime Database của Firebase. Tương tự như vậy, Firebase cho phép bạn thực hiện lưu trữ Cloud Media dễ dàng. Nó cũng cho phép phát triển ứng dụng không cần máy chủ thông qua việc tích hợp Cloud Functions.

2. Lịch sử phát triển Firebase

Gần một thập niên trước, Firebase ra đời với tiền thân là Envolve. Đây là một nền tảng đơn giản chuyên cung cấp những API cần thiết để tích hợp tính năng chat vào trang web. Bên cạnh ứng dụng nhắn tin trực tuyến, Envolve còn được người dùng sử dụng để truyền và đồng bộ hóa dữ liệu cho những ứng dụng khác như các trò chơi trực tuyến,… Do đó, các nhà sáng lập đã tách biệt hệ thống nhắn tin trực tuyến và đồng bộ dữ liệu thời gian thực thành hai phần riêng biệt.

Trên cơ sở đó, năm 2012, Firebase ra đời với sản phẩm cung cấp là dịch vụ Backend-as-a-Service. Tiếp đến, vào năm 2014, Google mua lại Firebase và phát triển nó thành một dịch vụ đa chức năng được hàng triệu người sử dụng cho đến hiện nay.

3. Cách thức hoạt động của Firebase là gì?

a. Firebase Realtime Database

Khi đăng ký một tài khoản trên Firebase để tạo ứng dụng, bạn đã có một cơ sở dữ liệu thời gian thực. Dữ liệu bạn nhận được dưới dạng JSON. Đồng thời nó cũng luôn được đồng bộ thời gian thực đến mọi kết nối client.

Đối với các ứng dụng đa nền tảng, tất cả các client đều sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu. Nó được tự động cập nhật dữ liệu mới nhất bất cứ khi nào các lập trình viên phát triển ứng dụng. Cuối cùng, tất cả các dữ liệu này được truyền qua kết nối an toàn SSL có bảo mật với chứng nhận 2048 bit.

Trong trường hợp bị mất mạng, dữ liệu được lưu lại ở local. Vì thế khi có mọi sự thay đổi nào đều được tự động cập nhật lên Server của Firebase. Bên cạnh đó, đối với các dữ liệu ở local cũ hơn với Server thì cũng tự động cập nhật để được dữ liệu mới nhất.

b. Freebase Authentication

Hoạt động nổi bật của Firebase là xây dựng các bước xác thực người dùng bằng Email, Facebook, Twitter, GitHub, Google. Đồng thời cũng xác thực nặc danh cho các ứng dụng. Hoạt động xác thực có thể giúp thông tin cá nhân của người sử dụng được an toàn và đảm bảo không bị đánh cắp tài khoản.

c. Firebase Hosting

Cách thức hoạt động cuối cùng của Firebase được đề cập trong bài viết này là cung cấp các hosting. Hosting được phân phối qua tiêu chuẩn công nghệ bảo mật SSL

4. Loại ứng dụng nào có thể được phát triển với Firebase?

Firebase là một nền tảng khá toàn diện và linh hoạt. Nó cho phép người dùng phát triển các loại ứng dụng sau:

  • iOS.
  • Android.
  • Web.

5. Giá dịch vụ Firebase

Firebase cung cấp gói dịch vụ miễn phí và dựa trên mức sử dụng cho người dùng. Nó cũng có gói trả phí nhưng không có giá cố định và thống nhất.

Gói được cung cấp miễn phí là Spark, với 10 GB lưu trữ, SSL, nhiều trang Web, tên miền tùy chỉnh và một số dịch vụ khác. Nó có một số tính năng hữu ích như Firebase ML, Cơ sở dữ liệu thời gian thực, Cloud Firestore và Test Lab. 

Gói Blaze là gói trả phí khi bạn sử dụng, có mô hình định giá linh hoạt. Nó đi kèm với tất cả các tính năng của gói Spark cùng với một số tính năng bổ sung để cải thiện trải nghiệm phát triển. Tôi đang sử dụng gói này với giáả 0,026 USD / GB cho lưu trữ và tương tự cho mỗi GB dung lượng. 

6. Hướng dẫn sử dụng khởi tạo Realtime Database và kết nối với Node-RED

Chi tiết ở link video sau các bạn nhé!

Lập trình IoT cho ESP32 sử dụng ESP-IDF, Node-RED, MQTT đi từ cơ bản nhất

Đăng ký học hoặc mua video tại đây: https://elec2pcb.com/dang-ky/

Nhóm hỗ trợ giải đáp: https://www.facebook.com/groups/lap.trinh.elec2pcb

Người dạy (link facebook)

Chuẩn bị trước khi tham gia học

1.ESP-IDF Windows Installer (tải tại đây)

2.Soạn thảo code: Phần mềm Visual Studio Code (tải tại đây)

3.Soạn thảo code: Sublime Text (tải tại đây)

4.Driver cho KIT chứa chip CP2102 (tải tại đây)

5.Driver cho KIT chứa chip CH340 (tải tại đây)

6. Kênh video cập nhật bài học (tải tại đây)

7. Slide bài học phần 1 (tải tại đây)

8. Tra cứu thư viện (tải tại đây)

9. Technical Reference Manual (tải tại đây)

Nội dung bài học số 1 này đã được ghi lại thành video các bạn có thể xem ở đây nhé!

Trích dẫn một số nội dung bài học (Sẽ còn tiếp tục cập nhật thêm)

PHẦN 1 – Lập trình IoT cơ bản với ESP32 dùng ESP-IDF, Node-RED, MQTT

Bài học số 1 – ESP-IDF: Hướng dẫn cài ESP-IDF và chạy dự án đầu tiên bài Blink LED (Trích dẫn https://youtu.be/BCVQtz5f8eE)

Có thể trích xuất nội dung bài học này gồm 4 phần như sau:

1.Giới thiệu ESP32 DEVKIT V1 – DOIT

2.Hướng dẫn cài đặt ESP-IDF

3.Tạo một dự án đầu tiên với ESP-IDF

4.Một số lệnh thường dùng: Menuconfig, Build, Flash, fullclean

Bài học số 2 – ESP-IDF: Tìm hiểu về Timer Group trên ESP32 và hướng dẫn GIT trong Visual Studio Code (Trích dẫn https://youtu.be/3PTQybZcY4k)

Bài học số 3 – ESP-IDF: Sử dụng Free RTOS nhấp nháy LED và một số ví dụ Multi-Task (Trích dẫn https://youtu.be/nO6XoJ6N_uo)

Bài học số 4 – ESP-IDF: Kết nối WiFi – WiFi Station + Lấy thông tin thời tiết từ Internet (Trích dẫn https://youtu.be/dga3AKIVgRo)

Bài học số 5 – ESP-IDF: HTTP GET – ESP32 gửi data đọc được từ cảm biến lên ThingSpeak để vẽ biểu đồ theo thời gian thực (Trích dẫn https://youtu.be/7VE_8f10AjE)

Bài học số 6 – ESP-IDF: CLOUD MQTT – MQTT Broker

Bài học số 7 – ESP-IDF: Interrupt + Button + ADC (analog Sensor) + MQTT

Bài học số 8 – ESP-IDF: PWM + Touch Pin + WiFi AP Mode + Webserver

Bài học số 9 – ESP-IDF:  Internal Temperature Sensor (ESP32S2/ESP32C2) + Uart Events

Bài học số 10 – ESP-IDF: BLE + Lưu trữ vào Flash

Bài học số 11 – ESP-IDF: OTA Remote Firmware Update

Bài học số 12 – ESP-IDF: ESP32 gửi và đọc dữ liệu với Firebase Cloud (Trích dẫn https://youtu.be/7OK1JC4JPCI)

Bài học số 13 – Node-RED: ESP32 điều khiển và giám sát thiết bị dùng Node-RED trên PC Server qua MQTT (Trích dẫn https://youtu.be/uSzGRbUNvAw)

Bài học số 14 – Node-RED: Node-RED trên Raspberry Server, ESP32 điều khiển và giám sát thiết bị qua MQTT

Bài học số 15 – Node-RED: Kết nối Node-RED với Google Firebase, tạo trang Login và đưa locallhost ra internet

PHẦN 2 – Lập trình IoT nâng cao với MySQL Database – PHP

Bài học số 01 – MySQL-PHP: Hướng dẫn cài đặt và tạo Database với phpMyAdmin, cài đặt localhost với XAMPP

Bài học số 02 – MySQL-PHP: Cơ bản về lập trình PHP và SQL Query

Bài học số 03 – MySQL-PHP: Nhập dữ liệu vào MySQL và truy xuất từ ESP32

Bài học số 04 – MySQL-PHP: Nhập dữ liệu vào MySQL và truy xuất từ trang web PHP

1. Giới thiệu ESP32 DEVKIT V1 – DOIT

Bên trong KIT ESP32 DEV KIT V1 – DOIT là một module ESP32 WROOM (Chứa ESP32, Flash, Anten, và linh kiện phụ trợ)

ESP32 I/O Pad Power Sources (QFN 6*6, Top View)

Sơ đồ chân ra của ESP32 DEVKIT V1 – DOIT như sau:

2. Hướng dẫn cài đặt ESP-IDF

3. Tạo một dự án mẫu đầu tiên với ESP-IDF

Các bạn xem video hướng dẫn ở đây nhé!

4. Một số lệnh thường dùng

Một số bài học tiếp theo mà các bạn có thể quan tâm:





Đừng quên theo dõi kênh video để có bài học mới các bạn nha!

https://www.youtube.com/channel/UC7b10JGIt5MlQKRLBMHR3eA/playlists

Tổng hợp các video thủ thuật trên Altium 18 và Altium 21 có thể bạn muốn biết

Nếu bạn là học viên mời bạn tham gia Nhóm hỗ trợ giải đáp của các khóa tại: https://www.facebook.com/groups/altium.designer.vietnam

1. Hướng dẫn tạo Sheet Symbol, Sheet Entry https://youtu.be/TETicq_WXrc

2. Hướng dẫn thêm Page number vào bên cạnh Port https://youtu.be/6qC2bT1rZeI

3. Hướng dẫn thao tác Length Matching, Length Turning cho các cặp dây Differential Pair. https://youtu.be/nF18RosLG9M

4. Hướng dẫn thao tác đi dây Differential Pair kết hợp với Length Matching, Length Turning. https://youtu.be/DePrwZczTdY

5. Hướng dẫn tạo và dùng Blind VIA https://youtu.be/IyFXMqTN34s

6. Hai cách tráng thiếc lên đường mạch https://youtu.be/OAj5PMsE5ww

7. Hướng dẫn xuất pdf 3D, gerber để gia công, đặt stencil và file Pick and Place đóng chíp https://youtu.be/CFyYTH-KQgI

8. Hướng dẫn lấy 3D và thiết kế thư viện connector mua từ trang Digikey https://youtu.be/V665Xw5miao

9. Hướng dẫn tạo Net Class, thiết lập Rule theo năng lực nhà mạch gia công https://youtu.be/HhWeHeemmHc

10. Một số chú ý khi phân vùng plane trong thiết kế PCB nhiều hơn 2 lớp https://youtu.be/3U8FCXAOPvg

11. Hướng dẫn lấy thư viện từ dự án PCB đã có https://youtu.be/QLKh3Jq7SHY

12. Hướng dẫn tách hai màn hình nguyên lý và PCB trong Altium (2 cách) https://youtu.be/3ItcDHK1Nd4

13. Hướng dẫn thiết kế thư viện nguyên lý có nhiều PART ABCD https://youtu.be/6a44JZuds0M

14. Hướng dẫn sử dụng Net Label https://youtu.be/4lmF2Im9S6Q

15. Hướng dẫn đi dây nối tắt cho mạch in thủ công 1 lớp https://youtu.be/kjMvqjTGucA

16. Hướng dẫn ẩn hiện và chỉnh lại pin number cho linh kiện https://youtu.be/gyhhzqDiSnM

17. Hướng dẫn lấy thông số từ nhà cung cấp linh kiện vào thư viện https://youtu.be/_tLxwvChb5k

18. Hướng dẫn điều chỉnh thông số một lúc cho nhiều đối tượng https://youtu.be/Ccaq_u4AxJs

19. Hướng dẫn sử công cụ đo đạc và đóng lỗ vít https://youtu.be/ze8JTFJr16E

20. Hướng dẫn tìm kiếm và thêm 3D vào thư viện điện trở https://youtu.be/nXjQPTOhbXI

21.  Hướng dẫn xuất file PDF 3D từ dự án PCB của bạn https://youtu.be/vViBKhAHcYU

22. Cập nhật linh kiện từ thư viện nguyên lý & Thiết lập Drill Pair cho VIA https://youtu.be/GII6jdEb9bQ

23. DIM trong highlight đối tượng và Layer Set trong ẩn hiện các nhóm layer https://youtu.be/licBQRXKado

24. Snap trong bắt dính đối tượng & Move có khoảng cách https://youtu.be/2j1mFqOE7L4

25.  Sử dụng Selection Fillter Routing trong cửa sổ Properties https://youtu.be/RGEN-63e0Y8

26. Thiết lập Layer set trong ẩn hiện nhóm nhiều layer https://youtu.be/iGFSDQcUxb0

27. Hướng dẫn di chuyển khối linh kiện sử dụng thủ thuật Grids (lưới) và Origin (gốc tọa độ) https://youtu.be/SiAqZN7C7rg

28. Thiết kế thư viện module Zigbee https://youtu.be/2sxSuxf8Z88

29. Hướng dẫn tạo thư viện nguyên lý IC nhiều chân với Excel https://youtu.be/dtAcRrA1oKE

30. UNION – Giải pháp bố trí linh kiện cho các khối mạch giống nhau https://youtu.be/uxF8kWPBJUw

Các bạn có thể xem thêm một số video thủ thuật khác ở link bên dưới nhé!

https://elec2pcb.com/2021/06/03/tong-hop-cac-video-thu-thuat-tren-alitum/

————————-

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ

Giáo dục trực tuyến Elec2PCB.com (Since 2011)

🌎 Website: elec2pcb.com

🌎 Fanpage: https://www.facebook.com/elec2pcb

👉 Đăng ký khóa học: https://elec2pcb.com/dang-ky

🌿 Youtube: https://bit.ly/2Tududh

📌 Hotline/Zalo: 0905912 Không Một Chín

🌟 Chuyên đào tạo online và thiết kế phần cứng cho các giải pháp Điện tử – Tự động hóa

Hiểu như thế nào cho đúng về vấn đề tương thích điện từ trong thiết kế PCB

MỤC LỤC

1 Tổng quan về tương thích điện từ

1.1 Mô hình cơ bản của tương thích điện từ

1.3. Mục đích của tương thích điện từ

1.4. Nhiễu giao thoa điện từ

2. Các nguồn nhiễu

2.1. Phân tích các nguồn nhiễu

2.2. Một số nguồn nhiễu điển hình

3. Các phương pháp xử lý nguồn nhiễu

3.1. Phương pháp phân vùng

3.2. Hiệu quả bọc chắn

4. Cấu trúc và các loại nhiễu thường gặp trên bo mạch in

4.1. Cấu trúc bo mạch in

4.2. Đặc tính đường mạch in trên bo mạch

4.3. Các loại nhiễu thường gặp trên ba mạch in

5. Các phương pháp thiết kế khử nhiễu trên bo mạch in

5.1. Cấu trúc thường dùng của một bo mạch in nhiều lớp

5.2. Vấn đề về mặt phẳng đất

5.3. Phân bố nguồn

5.4. Kỹ thuật bố trí đường mạch in

5.5. Tụ lọc

5.6. Sử dụng VIA để hạn chế nhiễu xuyên kênh

5.7. Tạo lồng Faraday bằng VIA

5.8. Giảm vòng lặp trở về của tín hiệu

5.9. Bọc chắn và cáp

6. Mô phỏng và đánh giá kết quả trên phần mềm CST PCB STUDIO

6.1. Giới thiệu phần mềm

6.2. Mô phỏng và đánh giá về nhiễu xuyên kênh

Link tải file ở đây các bạn nhé:

Bài giảng này trích từ khóa học Thiết kế PCB từ cơ bản đến nâng cao và chống nhiễu các bạn nha!

Link khóa học: https://elec2pcb.com/online-pcb-design-courses/full_in_pcb_design/

Tìm hiểu về Internet of Things – IoT

Nội dung bài viết này gồm các phần sau:

  1. Khái niệm Internet of Things (IoT)
  2. Cơ sở kỹ thuật của IoT
  3. Wireless Sensor Network (WSN) áp dụng trong IoT
  4. Các ứng dụng của IoT
  5. Các thách thức của IoT

  1. KHÁI NIỆM IoT:

Internet of Things (IoT) là một viễn cảnh trong đó mọi vật, mọi con vật hoặc con người được cung cấp các định danh và khả năng tự động truyền tải dữ liệu qua một mạng lưới mà không cần sự tương tác giữa con người-với-con người hoặc con người-với-máy tính. IoT tiến hoá từ sự hội tụ của các công nghệ không dây, hệ thống vi cơ điện tử (MEMS) và Internet. Cụm từ này được đưa ra bởi Kevin Ashton vào năm 1999. Ông là một nhà khoa  học đã sáng lập ra Trung tâm Auto-ID ở đại học MIT

Hình 1: “Internet of Things”

“Thing” – sự vật – trong Internet of Things, có thể là một con người với màn hình cấy ghép tim, một động vật trang trại với bộ tiếp sóng chip sinh học, một chiếc xe ô tô tích hợp các cảm biến để cảnh báo lái xe khi lốp quá non, hoặc bất kỳ đồ vật nào do tự nhiên sinh ra hoặc do con người sản xuất ra mà có thể được gán với một địa chỉ IP và được cung cấp khả năng truyền tải dữ liệu qua mạng lưới. Gần như tất cả trong số 50 petabyte dữ liệu đang có trên Internet (vào thời điểm đó) đều được ghi lại hoặc tạo ra bởi con người chúng ta, thông qua các các thức như gõ chữ, nhấn nút, chụp ảnh, quét mã vách…”. Con người chính là nhân tố quyết định trong thế giới Internet hiện nay. Thế nhưng con người lại có nhiều nhược điểm: chúng ta chỉ có thời gian hạn chế, khả năng tập trung và độ chính xác cũng ở mức thấp so với máy móc. Điều đó có nghĩa là chúng ta không giỏi trong việc thu thập thông tin về thế giới xung quanh, và đây là một vấn đề lớn. Ví dụ đơn giản như sau: chiếc tủ lạnh thông thường của bạn không được kết nối với thiết bị nào khác. Nếu chúng ta muốn ghi lại nhiệt độ ở từng thời điểm của tủ, chúng ta chỉ có cách ghi lại thủ công rồi nhập vào một máy tính hay thiết bị lưu trữ nào đó. Hay như bóng đèn neon ở nhà chẳng hạn, chúng ta muốn thu thập, điều chỉnh độ sáng của nó thì phải đo thủ công rồi ghi lại. Còn nếu như máy tính có khả năng giúp con người thu thập tất cả những dữ liệu về mọi thứ xung quanh, chúng ta có thể “theo dõi và đếm mọi thứ, giúp giảm hao phí, chi phí và lỗ. Chúng ta sẽ biết chính xác khi nào các vật dụng cần phải sửa chữa, thay thế, khi nào chúng còn mới và khi nào thì chúng hết hạn sử dụng. Chưa kể đến việc chúng ta có thể kiểm soát chúng mọi lúc mọi nơi. IoT có tiềm năng thay đổi thế giới, giống như cách mà Internet đã thay đổi cuộc sống của chúng ta. Ngôi nhà thông minh với các bóng đèn thông minh, máy giặt thông minh, tủ lạnh thông minh,… có thể xem là bước đầu của IoT bởi chúng đều được liên kết với nhau và/hoặc liên kết vào Internet. Như vậy, IoT phải có 2 thuộc tính: một là đó phải là một ứng dụng internet. Hai là, nó phải lấy được thông tin của vật chủ.

Hình 2: Sự gia tăng nhanh chóng của giao tiếp máy – máy

Một ví dụ điển hình cho IoT là tủ lạnh thông minh, nó có thể là một chiếc tủ lạnh bình thường nhưng có gắn thêm các cảm biến bên trong giúp kiểm tra được số lượng các loại thực phẩm có trong tủ lạnh, cảm biến nhiệt độ, cảm biến phát hiện mở cửa,…và các thông tin này được đưa lên internet. Với một danh mục thực phẩm được thiết lập trước bởi người dùng, khi mà một trong các loại thực phẩm đó sắp hết thì nó sẽ thông báo ngay cho chủ nhân nó biết rằng cần phải bổ sung gấp, thậm chí nếu các loại sản phẩm được gắn mã ID thì nó sẽ tự động trực tiếp gửi thông báo cần nhập hàng đến siêu thị, và nhân viên siêu thị sẽ gửi loại thực phẩm đó đến tận nhà.

Hình 3: Ứng dụng tủ lạnh trong IoT
Hình 4: Tủ lạnh gửi thông tin của nó đến chủ nhân.

2. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA IoT:

a. Năng lực truyền thông (Communication Capabilities):

Địa chỉ IP được coi là yếu tố quan trọng trong IoT, khi mà mỗi thiết bị được gán một địa chỉ IP riêng biệt. Do đó khả năng cấp phát địa chỉ IP sẽ quyết định đến tương lai của IoT. Trước đây người dùng rất quen thuộc với khái niệm địa chỉ IPv4, hệ thống địa chỉ IPv4 được tạo ra mới mục đích đánh cho mỗi máy tính kết nối vào mạng internet một con số riêng biệt, giúp cho thông tin có thể tìm tới đúng nơi cần đến ngay khi nó được chuyển đi từ bất cứ địa điểm nào trên thế giới. Bản phác thảo đầu tiên được xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ trước và được chuẩn hóa vào năm 1981. Theo thiết kế, Ipv4 có thể cung cấp 2^32 (tương ứng với khoảng 4,2 tỉ) địa chỉ IP, một con số lớn không tưởng cách đây 30 năm. Tuy nhiên, sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet đã khiến cho số lượng địa chỉ IP tự do càng ngày càng khan hiếm. Mới đây, RIPE NCC – Hiệp hội các tổ chức quản lý mạng Internet khu vực châu Âu phải đưa ra tuyên bố rằng họ đã sử dụng đến gói địa chỉ IP chưa cấp phát cuối cùng (khoảng 1,8 triệu địa chỉ).

Và sự ra đời của IPv6 như là một giải pháp cứu sống kịp thời cho sự cạn kiệt của IPv4. Nếu nhưu độ dài bit của IPv6 chỉ là 32, thì với IPv6 nó sẽ là 128 bít. Sự gia tăng mạnh mẽ của IPv6 trong không gian địa chỉ là một yếu tố quan trọng trong phát triển Internet of Things. Theo Steve Leibson, người tự nhận là “hướng dẫn viên của Bảo tàng Lịch sử Máy tính”, mở rộng không gian địa chỉ nghĩa là chúng ta có thể “gán một địa chỉ IPv6 đến mỗi một nguyên tử trên trái đất, và vẫn có đủ địa chỉ cho thêm hơn 100 trái đất nữa”.

Hình 5: Năng lực truyền thông.

b. Công suất thiết bị (Device Power):

Các tiêu chí hình thức chính của thiết bị khi triển khai một ứng dụng IoT là phải giá thành thấp, mỏng, nhẹ…và như vậy phần năng lượng nuôi thiết bị cũng sẽ trở nên nhỏ gọn lại, năng lượng tích trữ cũng sẽ trở nên ít đi. Do đó đòi hỏi thiết bị phải tiêu tốn một công suất cực nhỏ (Ultra Low Power) để sử dụng nguồn năng lượng có hạn đó. Bên cạnh đó yêu cầu có những giao thức truyền thông không dây gọn nhẹ hơn, đơn giản hơn, đòi hỏi ít công suất hơn (Low Energy Wireless Technologies) như Zigbee, BLE (Bluetooth low energy), ANT/ANT+, NIKE+,..

Hình 6: Bảng so sánh các chuẩn truyền thông không dây.

c. Công nghệ cảm biến (Sensor Technology):

Trong Internet of Things, cảm biến đóng vai trò then chốt, nó đo đạt cảm nhận giá trị từ môi trường xung quanh rồi gửi đến bộ vi xử lý sau đó được gửi lên mạng. Chúng ta có thể bắt gặp một số loại cảm biến về cảnh báo cháy rừng, cảnh báo động đất, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm,..Để giúp cho thiết bị kéo dài được thời gian sống hơn thì đòi hỏi cảm biến cũng phải tiêu hao một lượng năng lượng cực kỳ thấp. Bên cạnh đó độ chính xác và thời gian đáp ứng của cảm biến cũng phải nhanh. Để giá thành của thiết bị thấp thì đòi hỏi giá cảm biến cũng phải thấp.

Hình 7: Một số cảm biến hay gặp.

d. Công nghệ RFID (RFID Technology):

RFID viết tắt của chữ Radio Frequency Identification, nghĩa là nhận dạng bằng sóng vô tuyến là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID. Thẻ RFID được đưa vào sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: Quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa vào/ra siêu thị, nhà kho, … theo dõi động vật, quản lý xe cộ qua trạm thu phí, làm thẻ hộ chiếu … Điểm nổi bật của RFID là công nghệ không sử dụng tia sáng như mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Một vài loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như Bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn, và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

Hình 9: Nguyên tắc hoạt động của thẻ RFID

Một ví dụ về ứng dụng RFID có thể kể đến là khi bạn vào trong một siêu thị để mua đồ, mọi hàng hóa đều được gắn với một thẻ RFID, thay vì việc đứng hàng giờ chờ thanh toán bạn có thể nhấc túi hàng vừa chọn và thanh thản đi ra khỏi siêu thị. Một đầu đọc RFID sẽ ghi lại mọi thông tin về giá sản phẩm khi bạn đi qua, một hóa đơn được tự động in ra mà bạn không cần phải quét (mã vạch) của từng món hàng.

Hình 10: Tự động thanh toán hàng hóa có gắn thẻ RFID tại siêu thị.

3. WSN ỨNG DỤNG TRONG IoT:

Mạng cảm biến không dây (WSNs) bao gồm các nốt mạng được kết nối không dây nhau tạo thành một mạng cộng tác. Mỗi nốt là một thiết bị nhỏ có trang bị cảm biến có thể cảm nhận môi trường xung quanh nó với mật độ cao, đươc triển khai ngẫu nhiên hoặc theo cấu trúc. WSNs có ứng dụng trong  quân sự, thương mại, dân sự, công nghiệp và khoa học khác. Ví dụ, phát hiện và cảnh báo lũ lụt, theo dõi động vật hoang dã, môi trường sống, phát hiện đối phương trong chiến trường quân sự. Các ứng dụng khác thu thập các cuộc điều tra… Một mạng cảm biến thường được xem như một mạng không dây ad-hoc, nghĩa là mỗi nốt cảm biến hỗ trợ một giải thuật định tuyến đa bước để có thể thực hiện chức năng như giao vận, chuyển tiếp các gói dữ liệu tới trạm cơ sở.

WSN được mong đợi tích hợp trong IoT, nơi mà những nốt mạng là những phần tử cảm biến của IoT. Dựa vào cơ chế của mạng cảm biến không dây, các nốt mạng mang thông tin của vật thể chủ sẽ cộng tác với nhau và hoàn thành xuất sắc việc gửi những thông tin đó lên internet. Các nốt mạng sẽ kết nối trực tiếp với nhau, và mỗi nỗi nốt mạng đều có khả năng chuyển tiếp dữ liệu đến một nốt đặc biệt gọi là “Sink”.

Hình 11: Sự phân tán các nốt trong mạng
Hình 12: Các phần tử trong một nốt mạng
Hình 13: Một ứng dụng có sử dụng mạng WSN

Mạng WSN có một số đặc điểm sau:

  • Nốt mạng có tài nguyên hạn chế: Năng lực xử lý yếu, bộ nhớ hạn chế, và truyền thông tốc độ thấp. Nguồn nuôi bằng PIN, mạng triển khai bằng cách rắc trên miền địa hình phức tạp, nốt  không giám sát do đó không thể nạp hoặc thay PIN. Vì vậy, vấn đề năng lượng hiệu quả cho nốt  là rất quan trọng cho việc kéo dài tuổi thọ của mạng.
  • Dữ liệu hướng hoạt động: Nốt mạng phục vụ như một công cụ để lấy mẫu dữ liệu từ thế giới xung quanh, việc nốt bị chết hoặc hỏng có thể xảy ra; Một nốt có thể thay thế một cá nhân để lấy mẫu tại một vị trí nguy hiểm. Ví dụ, một trạm có yêu cầu một nốt lấy nhiệt độ trong một khu vực xác định.
  • Mô hình truyền thông mới: Khác mô hình truyền thông không dây truyền thống điển hình ad-hoc là end-to-end, còn mô hình trong WSNs có lưu lượng dữ liệu thông thường được chuyền từ nhiều nguồn tới một đích, hoặc là dữ liệu được thu thập hoặc chuyển tiếp qua các chặng để đáp ứng với các truy vấn, hoặc tổng hợp dữ liệu liên quan.
  • Quy mô lớn: Kích thước của WSNs khác nhau  tùy vào ứng dụng, một số mạng có số lượng  nốt cảm biến rất lớn và có quy mô thay đổi. Điều này làm cho việc tổ chức, lập trình hay gỡ rối gặp nhiều khó khăn.
  • Yêu cầu thời gian thực: Có một số ứng dụng yêu cầu xử lí dữ liệu tức thì, các cảm nhận kịp thời thu dữ liệu và truyền sẽ tăng khó khăn trong việc gửi tín hiệu. Độ trễ trong quá trình cảm nhận dữ liệu lớn có thể là vô ích, và việc truyền dữ liệu như vậy có thể làm giảm hiệu suất.

Tùy thuộc vào tính năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của một mạng WSN mà có các kiểu truyền thông khác nhau được lựa chọn như RF, Zigbee,.. Trên thị trường cũng đã xuất hiện một số mô đun hỗ trợ các chuẩn giao tiếp trên thích hợp cho việc triển khải một WSN trở nên dễ dàng hơn.

Hình 14: Một thiết bị có hỗ trợ chuẩn Zigbee 802.15.4

4. CÁC ỨNG DỤNG CỦA IoT:

Với những hiệu quả thông minh rất thiết thực mà IoT đem đến cho con người, IoT đã và đang được tích hợp trên khắp mọi thứ, mọi nơi xung quanh thế giới mà con người đang sống. Từ chiếc vòng đeo tay, những đồ gia dụng trong nhà, những mãnh vườn đang ươm hạt giống, cho đến những sinh vật sống như động vật hay con người…đều có sử dụng giải pháp IoT.

Hình 15: Tổng quang về ứng dụng của IoT

a. Theo dõi lộ trình:

Ứng dụng điển hình nhất trong lĩnh vực này là gắn chíp lấy tọa độ GPS lên xe chở hàng, nhằm kiểm soát lộ trình, tốc độ, thời gian đi đến của các xe chở hàng. Ứng dụng này giúp quản lý tốt khâu vận chuyển, có những xử lý kịp thời khi xe đi không đúng lộ trình hoạt bị hỏng hóc trên những lộ trình mà ở đó mạng di động không phủ sóng tới được, kiểm soát được lượng nhiên liệu tiêu hao ứng với lộ trình đã được vạch trước…

Hình 16: Theo dõi lộ trình đi của xe chở hàng.

b. Sản xuất nông nghiệp với IoT:

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng trải qua nhiều giai đoạn từ hạt nảy mầm đến ra hoa kết trái. Ở mỗi giai đoạn cần có sự chăm sóc khác nhau về chất dinh dưỡng cũng như chế độ tưới tiêu phù hợp. Những yêu cầu này đòi hỏi sự bền bỉ và siêng năng của người nông dân từ ngày này sang ngày khác khiếng cho họ phải vất vả. Nhưng nhờ vào ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng cảm biến để lấy thông số nhiệt độ, độ ẩm, độ pH của đất trồng, cùng với bảng dữ liệu về quy trình sinh trưởng của loại cây đó, hệ thống sẽ tự động tưới tiêu bón lót cho cây trồng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng. Người nông dân bây giờ chỉ kiểm tra, quan sát sự vận hành của hệ thống chăm sóc cây trồng trên một màn hình máy tính có nối mạng.

Hình 17: Theo dõi tình trạng sinh trưởng của cây trồng.

Sản phẩm của mỗi loại nông sản sẽ được gắn mã ID, nếu tủ lạnh nhà chúng ta sắp hết một loại nông sản nào đó thì ngay lập tức nó sẽ tự động gửi thông báo cần mua đến cơ sở dữ liệu của trang trại có trồng loại nông sản đó, và chỉ sau một thời gian nông sản mà bạn cần sẽ được nhân viên đem đến tận nhà.

Hình 18: “Foot-IoT”

c. Vòng đeo tay thông minh:

Một vòng đeo tay có kết nối internet sẽ giúp bạn khá nhiều việc, ngoài việc cập nhật E-mail, tin nhắn, thời tiết, nó còn nhắc nhở chúng ta đến giờ phải uống thuốc, hay hiển thị những nhắc nhở của bác sỹ điều trị gửi đến. Đặc biệt, nếu vòng đeo tay có cảm biến gia tốc giúp phát hiện té ngã, cảm biến đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu – những thông số sinh tồn của con người, thì vòng đeo tay này còn có chức năng theo dõi và giám sát sức khỏe nữa. Nó sẽ gửi cảnh báo đến người thân cũng như bác sỹ biết người đang mang chiếc vòng này bị sự cố, từ đó có những biện pháp tức thời để cứu giúp bệnh nhân.

Hình 19: Vòng đeo tay nhắc nhở lịch uống thuốc.
Hình 20: Sức khỏe bệnh nhân được theo dõi từ xa.

Vòng đeo tay thể thao Flex của hãng Fitbit đo lượng calo tiêu thụ trong ngày hay các chuyển động của chúng ta, đặc biệt hỗ trợ theo dõi giấc ngủ của người dùng. Vòng đeo tay thể thao của NIKE tuy không có theo dõi giấc ngủ nhưng lại có định vị GPS rất tiện lợi trong những chuyến dã ngoại, hay leo núi ở một vùng đất mà chúng ta không quen thuộc, nếu chẳng may bị lạc thì tính năng này khá là hữu ích.

Hình 21: Vòng đeo tay Flex của hãng Fitbit.
Hình 22: Vòng đeo tay thể thao của NIKE+

d. Nhũ mẫu thông minh:

Bạn đang có con nhỏ, và vì một lý do gì đó phải đi công tác xa nhà, bạn giao con bạn cho ai đó chăm sóc, và bạn có yên tâm tuyệt đối không? Không, với bản năng làm ba làm mẹ của mình, cho dù người chăm sóc giúp bạn có hoàn hảo đến cở nào đi nữa thì sự lo lắng hoài nghi của các bạn vẫn cứ trỗi dậy trong lòng. Vậy bạn phải làm thế nào? Bỏ dở chuyến công tác và trở về ư? Không nhất thiết phải như vậy đâu vì đã có một sản phẩm với tên gọi “the smart nursery” sẽ giúp bạn quan sát trẻ giúp bạn, thông báo cho bạn biết tình trạng con bạn đang diễn ra như thế nào, con bạn đang í ới câu gì, hiện đang ở đâu trong không gian nhà bạn,..

Hình 23: Sản phẩm the “smart nursery”
Hình 24: Các tính năng của sản phẩm.
Hình 25: Mô tả hoạt động của sản phẩm.
Hình 26: Tình trạng của em bé được theo dõi trên điện thoại thông minh.

e. Bộ sản phẩm” khóa” vị trí không dây thông minh:

Bạn muốn một cái gì đó giống như chiếc chìa khóa và khi khóa nó lại bạn có thể kiểm soát được vị trí của nó ngay tức khắc, và sẽ không bao giờ thất lạc chúng. Khi đã khóa đồ dùng đó thì cho dù nó có lẫn lộn trong cả đống hỗn độn hành lý, hay lăn lóc trong các hốc tủ bạn vẫn tìm thấy nó. Tất cả chỉ cần dính thiết bị nhỏ gọn lên đồ vật mà bạn muốn kiểm soát vị trí của nó.

Hình 27: Sản phẩm BiKN
Hình 28: Sản phẩm StickNFind
Hình 29: Sản phẩm Lasso
Hình 30: Sản phẩm Tile

f. “Trứng” chất lượng không khí

Thế giới đang ngày một phát triển, các ngành công nghiệp đang ngày một lớn mạnh hơn, đi kèm với sự phát triển như vũ bảo đó là tình trạng xuống cấp của bầu khí quyển,..Bạn muốn biết mức độ ô nhiễm không khí của nơi bạn hiện là bao nhiêu, hay bạn muốn biết lúc này tại thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc đang ô nhiễm như thế nào? Rất đơn giản, chỉ việc gắp thả tại nơi đó một…”quả trứng”! Đúng vậy, đây là một quả trứng thông minh, nó đọc được từng thành phần khí có trong khí quyển, và nó cho bạn biết mức độ ô nhiễm như thế nào.

Hình 31: Hình dạng của quả trứng
Hình 32: Vị trí các quả trứng có mặt trên trái đất.
Hình 33: Chất lượng không khí tại một vị trí.

g. Giám sát môi trường không khí qua lộ trình của những phương tiện công cộng:

Tình hình ô nhiễm hiện nay đang rất đáng lo ngại, khí thải công nghiệp ngày một trở nên nhiều, trong đó khí thải từ công nghiệp giao thông vận tải không hề nhỏ. Để giảm thiểu tình trạng ô nhiểm do khí thải từ các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,..chính phủ luôn khuyến khích người dân tích cực tham gia các phương tiện giao thông công cộng như như xe buýt,.. Để cho người tham gia phương tiện công cộng chủ động hơn trong việc đón bắt chuyến xe phù hợp với mình nhất, không những thế điều thú vị ở thiết bị này còn ở chỗ nó ghi lại các thông số không khí mà chiếc xe này đi qua giúp ích cho việc thu thập dữ liệu về môi trường nữa.

Hình 34: Các cảm biến có trên thiết bị.
Hình 35: Sản phẩm được gắn trên xe buýt.
Hình 36: Các thông số về không khí được giám sát trên các tuyến xe buýt.
Hình 37: Giám sát lộ trình của xe buýt.

5. CÁC THÁCH THỨC TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI IoT:

a. Chưa có một ngôn ngữ chung:

Ở mức cơ bản nhất, Internet là một mạng dùng để nối thiết bị này với thiết bị khác. Nếu chỉ riêng có kết nối không thôi thì không có gì đảm bảo rằng các thiết bị biết cách nói chuyện nói nhau. Ví dụ, chúng ta có thể đi từ Việt Nam đến Mỹ, nhưng không đảm bảo rằng chúng ta có thể nói chuyện tới với người Mỹ. Để các thiết bị có thể giao tiếp với nhau, chúng sẽ cần một hoặc nhiều giao thức (protocols), có thể xem là một thứ ngôn ngữ chuyên biệt để giải quyết một tác vụ nào đó. Chắc chắn chúng ta đã ít nhiều sử dụng một trong những giao thức phổ biến nhất thế giới, đó là HyperText Transfer Protocol (HTTP) để tải web. Ngoài ra chúng ta còn có SMTP, POP, IMAP dành cho email, FTP dùng để trao đổi file, …Những giao thức như thế này hoạt động ổn bởi các máy chủ web, mail và FTP thường không phải nói với nhau nhiều, khi cần, một phần mềm phiên dịch đơn giản sẽ đứng ra làm trung gian để hai bên hiểu nhau. Còn với các thiết bị IoT, chúng phải đảm đương rất nhiều thứ, phải nói chuyện với nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau. Đáng tiếc rằng hiện người ta chưa có nhiều sự đồng thuận về các giao thức để IoT trao đổi dữ liệu. Nói cách khác, tình huống này gọi là “giao tiếp thất bại”, một bên nói nhưng bên kia không thèm (và không thể) nghe.

b. Hàng rào subnetwork:

Như đã nói ở trên, thay vì giao tiếp trực tiếp với nhau, các thiết bị IoT hiện nay chủ yếu kết nối đến một máy chủ trung tâm do hãng sản xuất một nhà phát triển nào đó quản lí. Cách này cũng vẫn ổn thôi, những thiết bị vẫn hoàn toàn nói được với nhau thông qua chức năng phiên dịch của máy chủ rồi. Thế nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế, cứ mỗi một mạng lưới như thế tạo thành một subnetwork riêng, và buồn thay các máy móc nằm trong subnetwork này không thể giao tiếp tốt với subnetwork khác.

Lấy ví dụ như xe ô tô chẳng hạn. Một chiếc Ford Focus có thể giao tiếp cực kì tốt đến các dịch vụ và trung tâm dữ liệu của Ford khi gửi dữ liệu lên mạng. Nếu một bộ phận nào đó cần thay thế, hệ thống trên xe sẽ thông báo về Ford, từ đó hãng tiếp tục thông báo đến người dùng. Nhưng trong trường hợp chúng ta muốn tạo ra một hệ thống cảnh báo kẹt xe thì mọi chuyện rắc rối hơn nhiều bởi xe Ford được thiết lập chỉ để nói chuyện với server của Ford, không phải với server của Honda, Audi, Mercedes hay BMW. Lý do cho việc giao tiếp thất bại? Chúng ta thiếu đi một ngôn ngữ chung. Và để thiết lập cho các hệ thống này nói chuyện được với nhau thì rất tốn kém, đắt tiền.

Một số trong những vấn đề nói trên chỉ đơn giản là vấn đề về kiến trúc mạng, về kết nối mà các thiết bị sẽ liên lạc với nhau (Wifi, Bluetooth, NFC,…). Những thứ này thì tương đối dễ khắc phục với công nghệ không dây ngày nay. Còn với các vấn đề về giao thức thì phức tạp hơn rất nhiều, nó chính là vật vản lớn và trực tiếp trên còn đường phát triển của Internet of Things.

c. Có quá nhiều “ngôn ngữ địa phương”:

Bây giờ giả sử như các nhà sản xuất xe ô tô nhận thấy rằng họ cần một giao thức chung để xe của nhiều hãng có thể trao đổi dữ liệu cho nhau và họ đã phát triển thành công giao thức đó. Thế nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Nếu các trạm thu phí đường bộ, các trạm bơm xăng muốn giao tiếp với xe thì sao? Mỗi một loại thiết bị lại sử dụng một “ngôn ngữ địa phương” riêng thì mục đích của IoT vẫn chưa đạt được đến mức tối đa. Đồng ý rằng chúng ta vẫn có thể có một trạm kiểm soát trung tâm, thế nhưng các thiết bị vẫn chưa thật sự nói được với nhau.

d. Tiền và chi phí:

Cách duy nhất để các thiết bị IoT có thể thật sự giao tiếp đó là khi có một động lực kinh tế đủ mạnh khiến các nhà sản xuất đồng ý chia sẻ quyền điều khiển cũng như dữ liệu mà các thiết bị của họ thu thập được. Hiện tại, các động lực này không nhiều. Có thể xét đến ví dụ sau: một công ty thu gom rác muốn kiểm tra xem các thùng rác có đầy hay chưa. Khi đó, họ phải gặp nhà sản xuất thùng rác, đảm bảo rằng họ có thể truy cập vào hệ thống quản lí của từng thùng một. Điều đó khiến chi phí bị đội lên, và công ty thu gom rác có thể đơn giản chọn giải pháp cho một người chạy xe kiểm tra từng thùng một.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Daniel Minoli, “Building the internet of things with IPv6 and MIPv6”, 2013.

[2] Luigi Atzori, Antonio Iera, Giacomo Morabito, “The internet of things: A survey”,  2010.

[3] Cristina Alcaraz, Pablo Najera, Javier Lopez, “Wireless sensor networks and internet of things: Do we need a complete integration?”.

[4] Delphine Christin, Andreas Reinhardt, “Wireless sensor networks and internet of things: Selected challenges”.

[5] Ian F. Akyildiz, Weilian Su, “A survey on sensor networks”.

[6] Robert Faludi, “Building wireless sensor networks”, 2011.

Người viết bài: Lại Phước Sơn tại Elec2PCB.com