Đừng bỏ rơi “bài toán thuận” khi bạn đã nhuần nhuyễn “bài toán nghịch” trong thiết kế mạch nguyên lý và bài tập áp dụng.

Vâng đó là chủ đề của bài post này các bạn à. Trong thiết kế mạch nguyên lý các bạn mới học quá quen với cách học “đi từ bài toán nghịch – xem đáp án trước khi biết được yêu cầu đề bài” nghĩa là đi từ mạch đã có sẵn nguyên lý (tham khảo nguyên lý có sẵn) đọc hiểu nó (hiểu được yêu cầu của hệ thống điện tử này làm những gì dựa trên chức năng của những khối mạch của nó) và rồi thiết kế hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu. Đây là cách làm hay để học hỏi nhanh các khối mạch mà mình cần dùng đến để thiết kế, và mình cũng hay khuyên các bạn áp dụng cách này làm phong phú hơn kiến thức về thiết kế mạch của các bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ bị hạn chế khả năng phân tích theo chiều hướng ngược lại. Nghĩa là nắm được yêu cầu của hệ thống cần làm những gì, những giải pháp tối ưu nào được lựa chọn để đáp ứng được yêu cầu đó. Và dạng này mới là đúng với thực tế. Với những giải pháp nhất định sẽ có một thiết kế riêng của nó. “Bài toán thuận” này mới thật sự là cái sau cùng đòi hỏi các bạn cần phải nhuần nhuyễn.

Chưa nắm được phương pháp, các bước cần xây dựng nên nhiều bạn sẽ thấy mông lung với bài toán thiết kế mạch nguyên lý, và không biết phải bắt đầu từ đâu. Hy vọng với gợi ý như trên các bạn thử luyện tập một bài thiết kế thuận nào đó chẳng hạn như là:

Với bài toán này sẽ có sơ đồ khối chức năng của hệ thống như thế nào, các khối sẽ gồm có những gì? Lựa chọn cảm biến nào, nguồn vào ra sao v.v.. các bạn đề xuất các giải pháp thiết kế tối ưu ở phần bình luận nhé! Trong quá trình xây dựng nên mạch nguyên lý, các bạn sẽ biết mình yếu ở khâu nào và luyện tập thêm là được nha!

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.